Khởi Nghiệp - Khi Nào Thì Bắt Đầu?
Khởi nghiệp là cụm từ phổ biến nhất trong suốt thập kỷ qua tại Việt Nam, thậm chí Khởi nghiệp còn là một xu hướng và được đưa vào các kế hoạch và chương trình vĩ mô của nhà nước với mục tiêu đưa Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp. Vậy với một cá nhân, khi nào thì bắt đầu khởi nghiệp?
Một thực tế rất đáng "báo động" hiện nay đang xuất hiện phổ biến trong giới trẻ, là khởi nghiệp một cách... ồ ạt, theo ... trào lưu mà chưa hề có sự chuẩn bị kỹ càng cho quyết định đó. Điều đó thường dẫn tới những kết quả sau đây khi khởi nghiệp gặp phải thất bại:
ĐƯỢC: Phần lớn là nhanh chóng sẽ nếm trải được sự thất bại, tức là vẫn thu được những "bài học xương máu" và đúc rút được những kinh nghiệm quý giá do chính bản thân mình đã được "thực chiến" trên thương trường.
MẤT: Tuy nhiên, không ít những trường hợp cái giá phải trả là quá đắt, nhất là về tài chính (tiền bạc), đôi khi không còn cơ hội hoặc thời gian để bù đắp lại những thiệt hại nặng nề đó, như nợ nần chồng chất, mất đi sự uy tín với những mối quan hệ thân thiết, thậm chí mất đi niềm tin vào khởi nghiệp. Sau đó thường sẽ quay về con đường làm thuê (làm công ăn lương) và mất 1 thời gian dài để trang trải và cân bằng lại cuộc sống cả về tinh thần lẫn tài chính.
Do đó, bài viết này như lời cảnh tỉnh với những Start-Up trẻ rằng hãy thật sự thận trọng trước khi đưa ra một quyết định lớn lao trong đời như việc bắt tay vào Khởi nghiệp!
Khởi nghiệp không phải là một trò chơi hay một phép thử nào đó, mong rằng không ai có suy nghĩ đơn giản như vậy. Bất kỳ 1 công việc nào cũng cần sự nghiêm túc và tâm huyết dành cho nó thì mới mang lại được kết quả xứng đáng.
Vậy, có chia sẻ nào hữu ích dành cho những nhà khởi nghiệp đang ấp ủ một ý tưởng kinh doanh nào đó hay không? Tin vui là CÓ, và có RẤT NHIỀU những chia sẻ hữu ích trên internet từ các rất nhiều nguồn đáng tin cậy, và nội dung sau đây cũng là ví dụ để bạn có thể tham khảo:
Xem thêm: 4 bí quyết kinh doanh thành công
1. KHI NÀO THÌ NGHĨ TỚI KHỞI NGHIỆP:
- Khi bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn: Chắc chắn 1 điều, đây là một trong những lý do chính dẫn tới quyết định khởi nghiệp của hầu hết các bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những chia sẻ của những tỷ phú giàu có nhất thế giới này hầu hết đều nói rằng ban đầu khởi nghiệp đúng là để kiếm tiền, nhưng sau khi thành công rồi mục đích đó không còn tồn tại nữa, mà chính những giá trị hữu ích mang lại cho cộng đồng mới là lý do và động lực làm việc của họ - Hiển nhiên làm được điều đó thì tiền ắt cũng tự chạy vào túi của họ => Có nghĩa rằng ban đầu tiền bạc là mục tiêu, nhưng cuối cùng nó lại chỉ là hệ quả mà thôi.
- Khi bạn đã chán cảnh đi làm thuê: Cá nhân bạn, nếu bạn đang có suy nghĩ giá trị lao động của bản thân mình quy đổi sang tài chính đang lớn hơn mức thu nhập bạn được nhận từ Công ty (nơi bạn đang làm thuê) thì sớm hay muộn gì bạn cũng sẽ nảy sinh ý định khởi nghiệp mà thôi. Hoặc đơn giản là bạn đã chán cảnh đi làm thuê (chán môi trường và vòng quay cuộc sống cứ như vậy, chứ không đơn thuần chán về thu nhập), bạn muốn thay đổi con đường và muốn nhận những thử thách lớn hơn.
- Khi bạn muốn cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn: Nếu dấn thân vào khởi nghiệp, và nếu nó thật sự thành công thì chắc chắn bạn cũng được ghi nhận tên tuổi của mình ở một khu vực (không gian) nào đó. Và nếu điều đó là động lực cho cuộc sống của bạn thì bạn cũng sẽ muốn khởi nghiệp. "Để cuộc đời này chúng ta có điều gì đó để lại, thậm chí là di sản" - Điều này ai cũng mong muốn và những người có khát vọng càng lớn lao thì động lực đó càng mạnh mẽ hơn.
- Khi bạn nhìn thấy một thị trường tiềm năng: Trước khi nghĩ tới khởi nghiệp thì điều kiện tiên quyết là bạn phải nhìn thấy trước 1 thị trường tiềm năng nào đó, mà cụ thể hơn là phải nhìn thấy được nhu cầu của một nhóm người nào đó đủ lớn.
Ví dụ: Hàng ngày bạn đi làm và nhìn thấy tất cả mọi người cũng giống như bạn - hầu hết đều đi làm bằng xe máy, và bản thân họ cảm thấy khá tốn kém chi phí tiền xăng. Vậy nhu cầu của (rất nhiều người) là "làm sao tiết kiệm được tiền xăng xe đi làm mỗi ngày?" => Đây chính xác là một nhu cầu của một nhóm người đủ lớn (hay còn gọi là nhu cầu thị trường)
- Khi bạn muốn mang lại lợi ích lớn hơn cho nhiều người hơn: Thực tế, bạn đang "làm công ăn lương" (làm thuê, dù ở bất kỳ vai trò nào từ lao động chân tay, công nhân, nhân viên văn phòng, quản lý hay lãnh đạo, nhưng người làm chủ không phải là bạn) thì dù ít hay nhiều, bạn cũng đang góp sức mình cho công ty nơi bạn làm việc, và hiển nhiên hoạt động của Công ty đó cũng đang mang lại lợi ích nhất định cho khách hàng, như vậy bạn đang trực tiếp hoặc gián tiếp làm việc để mang lại lợi ích cho khách hàng của Công ty. Tuy nhiên, nếu bạn muốn trực tiếp bạn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn và đến nhiều người hơn nữa, thì đó là lúc bạn sẽ nghĩ tới khởi nghiệp.
Ví dụ: Cũng như trên, nếu bạn giúp được rất rất nhiều người hàng ngày đi làm và tiết kiệm được tiền xăng xe thì đó thực sự là điều rất hữu ích, mang lại giá trị lớn cho cả cộng đồng.
2. KHI NÀO THÌ BẮT TAY KHỞI NGHIỆP:

No comments: