Forex world

January 20, 2018

Cách Sử Dụng Chỉ Báo Kỹ Thuật... Độc Nhất Vô Nhị

Hôm nay mình sẽ chia sẻ với bạn về cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật (indicators) một cách... độc nhất vô nhị, có nghĩa là bạn sẽ tự sáng tạo và sử dụng theo cách của riêng bạn và hoàn toàn không giống bất kỳ ai.


Hầu hết mọi bài viết trên blog này đều là sự chia sẻ dưới góc nhìn cá nhân của mình về lĩnh vực Phân Tích Kỹ Thuật ứng dụng trong đầu tư forex. Nội dung cũng mang tính chủ quan trong phạm vi hiểu biết của bản thân. Do vậy nếu bạn đọc cảm thấy phù hợp thì có thể tham khảo áp dụng, nếu có thể thì hãy góp ý và chia sẻ để chúng ta cùng hoàn thiện trên con đường chinh phục forex - 1 con đường đầy gian nan và thử thách.

Bài viết hôm nay mình chỉ đề cập đến vấn đề chung khi sử dụng 1 chỉ báo kỹ thuật nào đó trong phân tích, có nghĩa đây là lộ trình để mỗi người TỰ SÁNG TẠO CÁCH SỬ DỤNG RIÊNG cho bản thân mình. Còn về việc sử dụng cụ thể 1 chỉ báo kỹ thuật thì theo thời gian mình sẽ lần lượt chia sẻ trong các bài viết tiếp theo.

Đầu tiên bạn sẽ thắc mắc rằng: Vậy TẠI SAO PHẢI SÁNG TẠO RA CÁCH SỬ DỤNG RIÊNG mà không dùng nó theo cách mà lý thuyết đã đề cập?


Và theo mình thì đây là 2 lý do chính:

- Mọi chỉ báo kỹ thuật (indicators) đều có độ trễ, nó được tạo thành trên cơ sở của giá. Vậy giá có trước rồi mới hình thành nên chỉ báo kỹ thuật. Công việc của chúng ta là dự báo giá, vậy nếu sử dụng chỉ báo thì chúng ta đang "nhìn bóng để đoán hình" - tức là nhìn cái kết quả để dự đoán cái nguyên nhân. Kết luận là nó có độ trễ - là dự báo chậm (sau) so với cái chúng ta cần biết.

- Sử dụng indicators theo lý thuyết thì không phải không chính xác, mà do có độ trễ như đã nói ở trên nên nó sẽ SAI LỆCH so với kết quả thực tế. Và thực trạng nếu chỉ cần sử dụng chỉ báo kỹ thuật theo lý thuyết mà thành công thì có lẽ bạn đã không đọc đến bài viết này, vì khi đó người thành công từ việc sử dụng nó sẽ chiếm số đông trên thị trường chứ không phải là con số thống kê rất "đáng cân nhắc" như hiện nay với tỷ lệ người thành công chỉ là 5% - còn lại 95% là người thất bại. Nói gọn hơn, nếu dùng theo lý thuyết mà thành công thì không còn người thất bại nữa - và số tiền của người thắng lấy từ đâu ra khi cuộc chơi này là có tổng bằng số 0 tròn trĩnh? (người thắng lấy tiền của kẻ thua)


Nếu bạn cũng đồng quan điểm như trên, thì giờ chúng ta bắt tay vào việc chính thôi, quá trình sáng tạo cách dùng indicators riêng biệt nó sẽ gồm 8 bước sau đây:


BƯỚC 1: XÓA BỎ MỌI KIẾN THỨC ĐÃ CÓ

Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần phải xóa bỏ mọi kiến thức đã có về việc sử dụng chỉ báo kỹ thuật. Nói vui thì muốn sáng tạo ra 1 loại võ công mới, bạn cần phải tự phế bỏ sạch sẽ những võ công bạn đã có. Đơn giản là bạn chỉ cần tạm quên hết đi những cách sử dụng mà bạn đã biết là được (chủ yếu là cách dùng theo lý thuyết). Và hãy nhìn cách dùng chỉ báo như 1 người chưa từng biết gì về nó


BƯỚC 2: CHỌN 1 CHỈ BÁO KỸ THUẬT ƯA THÍCH

Trên quan điểm cá nhân, mình cho rằng mọi con đường chúng ta đi (sử dụng bất kỳ system nào) cuối cùng sẽ hội tụ về 1 điểm đến - đó là chân lý. Do vậy, việc bạn chọn 1 chỉ báo kỹ thuật nào nó sẽ không quan trọng bằng việc bạn sẽ sử dụng nó như thế nào. Ở bước này bạn chỉ cần đơn giản là chọn lấy 1 chỉ báo ưa thích là được, nó có thể là ichimoku, hoặc macd, hay đơn giản là đường trung bình Moving average... tất cả với mình đều ok hết, nhưng nhớ là chỉ chọn 1 thôi nhé.

Ví dụ: Bạn chọn 1 đường trung bình SMA 26 phiên


BƯỚC 3: CHỌN 1 BỘ KHUNG THỜI GIAN PHÙ HỢP

Tiếp theo, chúng ta cần chọn 1 bộ khung thời gian phù hợp, bộ khung thời gian nên gồm 3 khung thời gian gần nhau và có khoảng cách thời gian tương đương nhau. Việc chọn bộ khung thời gian nào tùy thuộc vào phong cách và mục tiêu giao dịch của bạn, ví dụ bạn giao dịch trong ngày (mục tiêu quanh mức 30-50 pip chẳng hạn) thì có thể chọn bộ khung M15 - H1 - H4 hoặc M5 - M15 - H1. Ví dụ đã chọn H4 và H1 thì nên chọn M15 chứ ko nên chọn M30 vì M30 quá gần so với H1 trong khi H1 thì cách H4 tới 4 lần thời gian còn H1 cách M30 chỉ có 2 lần đơn vị thời gian...

Trong bộ khung thời gian này chúng ta cần xác định 1 khung thời gian chính (thường là nằm ở giữa) - 1 khung thời gian lớn hơn để xem xét bối cảnh rộng hơn - và 1 khung thời gian nhỏ hơn để xem xét và tìm điểm vào lệnh. Ví dụ với bộ M5 - M15 - H1 thì khung chính là M15, còn H1 để xem xét tránh những vùng giá bị rơi vào thế ngược lại (phá thế), và M5 để tìm điểm vào lệnh tối ưu.

Ví dụ: Bạn chọn bộ khung thời gian là M5 - M15 - H1


BƯỚC 4: THỐNG KÊ VÀ GHI CHÉP CẨN THẬN

Tiếp theo, chúng ta cần thống kê với số mẫu thật lớn, càng lớn sẽ càng chính xác. Bản chất của cuộc chơi này suy cho cùng vẫn là bài toán xác suất. Khi bạn vào 1 lệnh BUY thì bạn đang đặt cược vào xác suất giá tăng lớn hơn so với xác suất giá giảm, và cơ sở cho xác suất đó chính là các kết quả của phân tích trong hệ thống của bạn mà thôi. Khi bạn quán triệt điều này thì bạn cũng luôn tạo ra cho mình 1 tâm lý rằng xác suất thua của lệnh vẫn luôn có và nếu nó xảy ra thì bạn cũng dễ dàng đón nhận nó hơn.

Cụ thể và chi tiết hơn, thì việc quan trọng nhất của bước 4 chúng ta sẽ cần thống kê cho khung thời gian chính, công việc thì hết sức đơn giản, hãy mở biểu đồ tại khung thời gian chính của 1 cặp tiền bất kỳ ra (ví dụ EUR/USD), sau đó dò lại giá quá khứ và đánh dấu vào các điểm giá đảo chiều - tức là đánh dấu vào các điểm giá tạo đỉnh và tạo đáy. Mục tiêu cuối cùng của 1 trader là giao dịch tại các vùng giá này do vậy chúng ta chỉ cần quan tâm tại 2 vùng giá đỉnh và đáy là đủ. Và sau khi đánh dấu vào các vùng này chúng ta sẽ ghi chép nó ra ĐẶC ĐIỂM CỦA INDICATORS TẠI CÁC VÙNG ĐỈNH VÀ ĐÁY. Ở bước này nếu áp dụng cẩn thận bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, nhưng bạn yên tâm là sẽ được đền đáp xứng đáng sau khi nhận lại những kết quả giao dịch khả quan. Và điều đáng lưu ý ở bước này là bạn cần kết hợp các đặc điểm thống kê được với 2 yếu tố quan trọngXU HƯỚNG VÀ VOLUME

Ví dụ: Tại M15, ở các vùng giá tạo đỉnh thì SMA 26 có những đặc điểm (nó sẽ là các chiêu thức) sau:

- Với xu hướng đang lên thì nó giá thường nằm trên và cách rất xa đường SMA, khi đó SMA dốc lên, volume tăng mạnh,...
- Với xu hướng đang lên thì cũng có nhiều lúc giá chỉ cao hơn SMA chút xíu nhưng SMA khi đó lại đi ngang, volume tăng,...
- Với xu hướng đi ngang thì giá thường nằm trên và cách khá xa SMA, SMA khi đó đi ngang,...
- Với xu hướng đi xuống thì....
....

Tại bước 4 này, bạn đang làm 1 công việc THỐNG KÊ đơn thuần, hãy đừng áp đặt bất kỳ 1 kiến thức nào bạn đã biết về chỉ báo kỹ thuật, mà hãy khách quan và nhìn nó như 1 người mới chưa biết gì về nó và cũng KHÔNG CẦN HIỂU CẤU TẠO CỦA CHỈ BÁO KỸ THUẬT. Đơn giản là thống kê và chỉ thống kê mà thôi, càng thống kê chi tiết, càng chia nhỏ các kết quả và đặc điểm của thống kê ra thì sẽ càng tốt.


BƯỚC 5: CHỌN 1 CHIÊU THỨC CÓ XÁC SUẤT ĐÚNG LỚN NHẤT

Sau khi thống kê đủ nhiều thì bạn sẽ có được 1 bộ gồm các "chiêu thức" khác nhau, trong đó có những chiêu thức bạn thấy tỷ lệ lặp lại và tỷ lệ chính xác là cao, có chiêu thức bạn lại thấy nó có tỷ lệ chính xác thấp hơn... Và giờ thì hãy chọn cho mình 1 chiêu thức có xác suất đúng là lớn nhất, nó lặp lại và chính xác nhiều nhất. Bắt đầu từ đây, bạn sẽ chỉ phát triển, đào sâu và nghiên cứu áp dụng DUY NHẤT CHIÊU THỨC NÀY THÔI.

Ví dụ: Khi xu hướng bắt đầu bị đảo chiều từ up thành down, giá giảm xuống phá vỡ đáy cũ (xác nhận đảo chiều) xuyên qua đường SMA 26 và hồi lên cắt lên qua đường SMA 26, giá cao hơn SMA 1 đoạn mà SMA vẫn đang dốc xuống, kèm theo khối lượng giao dịch suy giảm thì tại đó thường sẽ cắm mạnh xuống...


BƯỚC 6: LỌC NHIỄU BẰNG ĐA KHUNG THỜI GIAN

Sau khi có được "độc chiêu" (hoàn toàn ko giống ai), chắc chắn trong con số thống kê sẽ có những lệnh sai, vậy nhiệm vụ của bước này là lọc những lệnh sai đó ra bằng cách soi chiếu qua khung thời gian lớn hơn (của cả lệnh sai và lệnh đúng) và tiếp tục thống kê lại để tìm ra điểm chung khi nó đúng, và những điểm nào thường xuất hiện khi nó sai. Công việc này chính là bạn đang lọc nhiễu cho chiêu thức của mình để nâng cao tỷ lệ chiến thắng cho nó. 

Ví dụ: Với ví dụ SMA 26 như trên, thì những lệnh sai sẽ thường thấy khi tại H1 lại xuất hiện 1 thế trận ngược chiều với M15, tức là tại H1 giá mới đảo chiều từ down thành up và giá lại đang hồi về đường SMA (muốn up trở lại, vậy sell ở M15 sẽ là sai)...


BƯỚC 7: TEST - TEST - VÀ TEST

Giờ đây, với những gì bạn đã dày công thống kê và ghi chép, tạo ra 1 chiêu thức sở trường cho bản thân rồi. Thì bạn chỉ cần tối ưu điểm vào lệnh ở khung thời gian nhỏ hơn và kết hợp với các yếu tố khác như:


Và 1 hệ thống giao dịch đầy đủ đã được thiết lập. Bạn chỉ việc áp dụng và test nó (giao dịch demo), hãy test thật nhiều, giao dịch thật nhiều, và luôn nhớ rằng sau mỗi lệnh giao dịch bạn phải ghi chép lại lệnh win với những đặc điểm gì, và lệnh loss có đặc điểm gì (ở cả khung chính và khung lớn hơn), kể cả việc sau khi vào lệnh giá có bị nhóng thêm 1 đoạn rồi mới chạy đúng dự đoán hay không... để có điểm vào tối ưu hơn ở khung nhỏ hơn...


BƯỚC 8: HOÀN THIỆN VÀ MỞ RỘNG

Tới đây, hệ thống giao dịch đã được hoàn thiện và chiêu "bạch thủ" của bạn - chiêu sở trường đã có. Bạn đã nhận thấy kết quả giao dịch là rất khả quan với 1 tỷ lệ thắng cao. Và công việc bây giờ của bạn là mỗi ngày sẽ soi chiếu trên 29 cặp tiền tệ để tìm những cặp rơi vào thế đánh đó và giao dịch với nó - VẬY LÀ ĐỦ

Theo thời gian, bạn sẽ nhận thấy muốn tìm thêm các thế đánh khác nữa, vậy thì chỉ cần lặp lại các bước trên, để tìm thêm các chiêu khác (thường là có tỷ lệ win thấp hơn chiêu sở trường đã thiết lập),... và dần dần bạn sẽ có thể nắm bắt được mọi diễn biến của giá (dự báo được xác suất giá chạy lên hay xuống cho mọi cặp tiền ở mọi lúc).

Trên đây là bài chia sẻ về cách sử dụng chỉ báo kỹ thuật 1 cách không giống ai. Có lẽ bài viết này cũng chứa đựng nội dung không giống bất kỳ bài nào bạn từng đọc. Cá nhân mình chỉ hy vọng biết đâu nó sẽ phù hợp với bạn. Vì ít nhất mình đã được tận mắt chứng kiến 1 người hoàn toàn tự nhiên đi theo lộ trình này và đã gặt hái được nhiều thành công vang dội.

Cảm ơn bạn đã đọc và chia sẻ bài viết này, hẹn gặp lại trong các nội dung tiếp theo

Trân trọng,


12 comments:

  1. Woh! rất hữu ích. Cám ơn Anh đã chia sẻ. :)

    ReplyDelete
  2. Cảm ơn Bác rất nhiều, em có nghe qua về Bác nay mới tình cờ biết được trang này quả thật rất hay. Chúc Bác sức khỏe và thành công.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn, hy vọng thỉnh thoảng bạn sẽ ghé blog để đọc bài viết mới cũng như chia sẻ - góp ý để chúng ta cùng hoàn thiện hệ thống giao dịch hơn nữa :))

      Delete
  3. dạo này trình lão lên nhiều quá, từ từ thôi a e theo ko kịp :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác forex_vn hay đùa quá, e sẽ giả vờ như đây là lời động viên để tiếp tục cố gắng vậy. Tks bác ^^

      Delete
  4. Rât tuyệt vời. Đọc bài nào thấm bài đấy. Thanks tác giả

    ReplyDelete
  5. Cám ơn bác rất nhiều. em mới chập chững FX, gặp mấy bài của bác đúng như vớ đc vàng luôn. Hóng bác ra thêm nhiều bài nữa để hóng. Mà bác hay sinh hoạt ở 4room nào thế bác. để e vào follow luôn :D

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã quá khen. Dạo này mình cũng hơi bận nên chưa viết thêm bài mới, nhưng ý tưởng thì còn nhiều - chưa có thời gian viết ra thôi. Hiện mình không sinh hoạt ở forum nào cả, cần chia sẻ gì bạn cứ inbox qua facebook của mình tại: https://www.facebook.com/lephi84

      Delete
  6. Đọc các bài viết của anh thật hữu ích, đặc biết với những người đã có thời gian giao dịch vào đọc các bài viết của anh giống như việc đúc rút và xem xét lại phương pháp giao dịch của mình để tìm ưu điểm và loại bỏ khuyết điểm vậy

    ReplyDelete