Forex world

October 21, 2017

Thành Bại Từ Phân Tích Đa Khung Thời Gian

Phân Tích Đa Khung Thời Gian chính là mấu chốt cho sự thành bại trong mọi hệ thống giao dịch sử dụng Phân Tích Kỹ Thuật làm nền tảng

Đây chính là bài học kinh nghiệm xương máu của cá nhân mình sau gần 5 năm trải nghiệm trong thị trường Forex này. Đó cũng là điều mà mọi trader theo trường phái sử dụng phân tích kỹ thuật lâu năm sẽ không bao giờ có thể bỏ qua mà không dùng tới nó, 100% đều như vậy, đó là sự khẳng định.



Vậy vì sao phải phân tích đa khung thời gian (mình hay gọi tắt là phối đa khung giờ)? Sau đây là những lý do trên quan điểm cá nhân của mình:

- Khung thời gian lớn quyết định xu hướng của khung thời gian nhỏ: Chúng ta đều biết mỗi khung thời gian (Timeframe - Gọi tắt là TF) có 1 xu hướng riêng, điều đó đã được mình đề cập khá chi tiết trong bài viết Cách Xác Định Chính Xác Xu Hướng (https://www.caphile.com/2017/09/cach-xac-dinh-chinh-xac-xu-huong.html), nhưng các khung thời gian sẽ có sự liên hệ mật thiết với nhau. Việc xu hướng của khung thời gian nhỏ hơn có thể xuất hiện 1 điểm có khả năng đảo chiều hay không nó phụ thuộc rất lớn vào vị trí của điểm đó trong xu hướng của khung thời gian lớn hơn. Và việc xác định được xu hướng và các điểm đảo chiều xu hướng chính là mấu chốt quan trọng quyết định đến kết quả của 1 lệnh giao dịch, từ đó quyết định đến sự thành bại của cả 1 hệ thống giao dịch. Bằng sự tự trải nghiệm qua việc giao dịch theo thời gian bạn có thể dần cảm nhận và nắm bắt được điều này.

- Phân tích đa khung thời gian sẽ cho ta cái nhìn toàn cảnh về thị trường: Mỗi khung thời gian được ví như 1 con sóng, và trong con sóng lớn sẽ có những con sóng nhỏ hơn... Lý thuyết sóng Elliott đã đề cập rất chi tiết về điều này. Và khi chúng ta phân tích đa khung thời gian thì ắt sẽ có được cái nhìn toàn cảnh về thị trường hơn là chỉ xem xét 1 khung thời gian đơn độc. Tất nhiên để hình thành nên những "thế đánh", hay "chiêu thức" cụ thể (bộ tín hiệu để vào lệnh) chúng ta cũng không thể phân tích hết thảy tất cả mọi khung thời gian, mà chỉ cần xem xét các bộ khung thời gian gần nhau để có thêm những tín hiệu và lọc nhiễu cho các quyết định đó. Ví dụ theo cách của cá nhân mình thì mình phân chia các bộ khung thời gian gồm 4 khung gần nhau, như sau:

W1 - D1 - H4 - H1: Với khung chính phân tích là D1, vùng giá để tìm điểm vào lệnh là xem xét ở H4, điểm vào lệnh chính xác sẽ xem ở H1, và cần phân tích cả W1 để cân nhắc quyết định vào lệnh hay không. Bộ TF này dùng để giao dịch dài hạn

D1 - H4 - H1 - M15: Bộ TF này dùng để giao dịch trung hạn

H4 - H1 - M15 - M5: Bộ TF này dùng để giao dịch ngắn hạn

H1 - M15 - M5 - M1: Dùng để giao dịch lướt siêu ngắn


Phân tích đa khung thời gian sẽ cho ta sự chủ động: Với những phân tích như trên, khi chúng ta phân tích đa khung thời gian chính xác, dần dần ta sẽ có niềm tin hơn vào phân tích của mình, khi niềm tin đủ lớn thì chúng ta sẽ hoàn toàn chủ động trong 3 trạng thái quan trọng khi giao dịch đó là: CHỜ ĐỢI - VÀO LỆNH - VÀ THOÁT LỆNH. Việc phân tích đa khung giờ nếu cho thấy hiện tại giá chưa tới điểm vào lệnh thì bạn sẽ có thể bình thản và kiên nhẫn chờ đợi, khi giá tiến về vùng mục tiêu thì bạn sẽ quyết đoán để vào lệnh, và khi giá đi vào khu vực nguy hiểm thì bạn cũng sẽ dứt khoát trong việc thoát lệnh. Sự kiên nhẫn và chủ động chỉ có được khi bạn có đủ niềm tin vào system của chính mình, niềm tin đó được hình thành dựa trên kết quả khả quan sau quá trình test hệ thống và chắc chắn có sự đóng góp của việc phân tích đa khung thời gian.

Ví dụ về việc áp dụng nội dung này mình có đề cập trong bài viết nói về Chén Thánh Forex có nêu 1 ví dụ đơn giản về system chỉ sử dụng đường trung bình, kết hợp với trend, cản, volume và phân tích đa khung thời gian (xem tại đây: https://www.caphile.com/2017/09/chen-thanh-anh-o-dau.html)

Trên đây là những quan điểm cá nhân mình về vai trò rất quan trọng của Phân Tích Đa Khung Thời Gian trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao dịch. Rất mong nhận được góp ý chia sẻ của bạn để chúng ta cùng tiến bước trên con đường Forex đầy gian nan này. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ nhé. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo

Trân trọng,
CaPhiLe.Com

8 comments:

  1. Replies
    1. bác ơi e muốn liên hệ vs bác bằng cách nào ạ?e cũng giao dịch theo đa khung hơn 1 năm nay nhưng nhiều cái vẫn chưa trơn tru lắm ạ. hy vọng 1 ngày được bác chỉ dạy thêm ạ. cảm ơn bác nhiều

      Delete
    2. Cảm ơn bạn, bạn cần trao đổi chia sẻ thì nhắn fb qua cho mình: https://www.facebook.com/lephi84. Còn việc sử dụng đa khung theo mình cần 1 thời gian lâu dài đúc rút kinh nghiệm thực chiến thì ắt sẽ trơn tru thôi bạn

      Delete
  2. nếu áp dụng bộ tf: d1-h4-h1-15' khung giao dịch chính là H4 thì quá trình tìm điểm tin hiệu vào lệnh trên h4-h1-15 theo thứ tự thế nào add nhỉ. trân trọng! cảm ơn bài viết hay!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn, nếu bạn sử dụng bộ khung với H4 là khung chính thì xu hướng chính bạn sẽ xác định trên khung h4. Sau đó cần tham khảo thêm tại D1 xem có xuất hiện tín hiệu chống lại nào hay không. Nếu D1 ok thì qua H1 để tìm vùng vào lệnh và điểm vào lệnh chính xác sẽ xuất hiện trên M15. Ví dụ bạn giao dịch thuận xu hướng và tại H4 đang là up trend, giá đang hồi xuống gần vùng cản (đỉnh cũ chẳng hạn), vậy ý định sẽ là tìm 1 vùng để BUY lên, tiếp tục qua D1 tham khảo và nhận thấy tại D1 vùng giá này không có sự mâu thuẫn nào (giả sử tại D1 là downtrend và giá lại đang ở vùng kháng cự thì là mâu thuẫn), vậy củng cố quyết định BUY là hợp lý, qua tiếp H1 thấy lực hồi (giảm) đang yếu dần đi, và chốt lại qua M15 tìm 1 mô hình 2 đáy hoặc vai - đầu - vai đảo ngược để vào lệnh BUY khi giá chạm vào vùng kháng cự của H4

      Delete
  3. Em giao dịch trên d1 h4 h1. Nhưng trong trường hợp d1 up trend h4 down trend. Thì em nên chờ d1 hay h4 break out ạ. Em cảm ơn anh. Chúc anh và gia đình mạnh khỏe

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào bạn, vì câu hỏi của bạn không nói rõ là bạn đang muốn buy hay sell. Nên mình chia sẻ với 2 trường hợp:

      1. Nếu bạn đang muốn sell, tức là theo trend H4, vậy H4 đang down trend mà sell là ok nhưng D1 up trend do vậy chỉ nên ăn ngắn vừa đủ, tối đa chỉ sell ăn tới vùng hỗ trợ / cản của D1. Vùng vào lệnh thì các vùng sóng hồi của H4, và điểm vào lệnh thì có thể đỉnh 2 của M30 hoặc trên H1 có dấu hiệu báo đỉnh ngắn hạn thì có thể sell. Còn nếu bạn

      2. Nếu bạn đang muốn buy, tức là theo trend chính của D1, vậy thì H4 canh vùng hỗ trợ / cản của D1, điểm vào cũng là đáy 2 của H1 hoặc M30 là có thể buy.

      Đó là cách giao dịch thông dụng nhất và tối ưu điểm vào. Còn nếu bạn đánh theo trường phái break out thì với trường hợp sell hãy chờ nó break trend D1, sau đó hồi về vùng break và canh H1 / m30 để tìm đỉnh sóng hồi. Với trường hợp buy thì do D1 đã up, H4 đang down chỉ cần H4 break out đảo down thành up và chờ hồi về vùng break để buy (theo tín hiệu h1 / m30)

      Vài chia sẻ cá nhân, cảm ơn bạn đã ghé qua blog

      Delete