Forex world

October 23, 2017

Chọn Cặp Tiền Nào Để Giao Dịch Forex

Chọn Cặp Tiền Nào Để Giao Dịch Forex là câu hỏi thường gặp của các trader mới bước chân vào lĩnh vực này. Hôm nay mình sẽ chia sẻ về các cặp tiền và 1 vài quy tắc đáng lưu ý khi chọn các cặp tiền để giao dịch.

Đây là nội dung dành cho các trader mới, thuộc danh mục những kiến thức Forex Cơ Bản, nhưng có thể cũng có 1 vài điều mà các trader lâu năm có thể chưa từng để ý và chưa biết tới.



Thông thường, các sản phẩm là cặp tiền tệ (cặp ngoại tệ) sẽ được chia thành: Các cặp tiền chính và Các cặp tiền chéo


CÁC CẶP TIỀN CHÍNH:

Là các cặp tiền giữa đồng Đô La Mỹ (USD) và 1 trong 7 đồng tiền của các quốc gia còn lại ở trong ảnh như trên. Cụ thể sẽ gồm 7 cặp tiền chính được chia thành 2 nhóm xxx/usd và usd/xxx, như sau:

EUR/USD: Đồng EURO và Đô La Mỹ

GBP/USD: Đồng Bảng Anh và Đô La Mỹ

AUD/USD: Đồng Đô La Úc và Đô La Mỹ

NZD/USD: Đồng Đô La New Zealand và Đô La Mỹ


USD/JPY: Đồng Đô La Mỹ và Đồng Yên Nhật

USD/CAD: Đồng Đô La Mỹ và Đồng Đô La Canada

USD/CHF: Đồng Đô La Mỹ và Đồng Franc Thụy Sĩ


CÁC CẶP TIỀN CHÉO:

Là các cặp tiền của 7 đồng tiền KHÔNG CHỨA ĐỒNG ĐÔ LA MỸ ghép cặp với nhau, như vậy sẽ có 21 cặp tiền chéo, gồm: EUR/GBP, EUR/JPY, GBP/JPY, AUD/CAD, AUD/CHF, AUD/JPY, AUD/NZD, CHF/JPY, CAD/JPY, CAD/CHF, EUR/AUD, EUR/CAD, EUR/CHF, EUR/NZD, GBP/AUD, GBP/CAD, GBP/CHF, GBP/NZD, NZD/CAD, NZD/CHF, NZD/JPY

Tất nhiên là 1 nhà môi giới forex (forex broker) sẽ có hàng trăm đến hàng nghìn sản phẩm giao dịch, trong đó có hàng trăm cặp tiền khác nhau là sự ghép cặp của đồng Đô La Mỹ với đồng tiền các quốc gia khác, hoặc giữa các đồng tiền các quốc gia đó với nhau như đồng Singapore, Đồng Nhân Dân Tệ,... Ngoài ra có các sản phẩm giao dịch thuộc nhóm tài nguyên và kim loại như Vàng, Bạc, Dầu,... Và dĩ nhiên cũng không thiếu cổ phiếu của các công ty lớn tại Mỹ cũng như tại các quốc gia lớn khác... Rồi đến các chỉ số chứng khoán, các sản phẩm nông nghiệp như cà phê, ca cao, đậu tương, bắp hạt.... Nhưng phạm vi bài viết này mình chỉ đề cập đến 28 cặp tiền được giao dịch với khối lượng lớn nhất mà thôi, 28 cặp tiền này cộng với vàng (GOLD) tạo thành 29 sản phẩm được ưa chuộng nhất đối với 1 nhà giao dịch forex.


CHỌN CẶP TIỀN NÀO ĐỂ GIAO DỊCH FOREX:

- Ưu tiên hàng đầu là 7 cặp tiền chính, các cặp tiền chính này cũng có mức spread thấp nhất, điển hình là EUR/USD và USD/JPY là 2 cặp tiền thường có mức spread tốt nhất ở hầu hết các sàn forex

- Cặp tiền chạy "hiền lành" nhất có lẽ vẫn luôn là cặp EUR/USD, với mức biến động ổn định, ít có những pha "đánh võng" co giật bất thường. Đây là cặp tiền ưu tiên hàng đầu cho 1 trader mới bước chân vào nghề

- Cặp tiền khó lường nhất là cặp GBP/USD, cặp này rất khó dự đoán, và hay có những pha "lội ngược dòng" so với các cặp tiền cùng nhóm


MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VÀ LƯU Ý KHI GIAO DỊCH VỚI CÁC CẶP TIỀN FOREX:

- Không nên giao dịch cùng hướng cả 2 cặp khác nhóm nhau: 7 Cặp tiền chính chia thành 2 nhóm: Nhóm XXX/USD (4 cặp đầu trong danh sách phía trên) và nhóm USD/XXX (3 cặp cuối trong danh sách phía trên). Nếu bạn đã xác định đồng tiền USD tăng, thì bạn chỉ nên BUY các cặp usd/xxx hoặc SELL các cặp xxx/USD, chứ không nên vừa BUY usd/xxx mà lại BUY tiếp 1 cặp xxx/usd. Vì khi usd tăng thì nhóm USD/XXX THÔNG THƯỜNG sẽ cùng tăng và XXX/USD THÔNG THƯỜNG sẽ cùng giảm. Tất nhiên sẽ có lúc xảy ra trường hợp ngoại lệ nhưng tỷ lệ xảy ra điều đó là thấp. Lưu ý GOLD sẽ đi theo cùng hướng với nhóm các cặp tiền XXX/USD. Nếu bạn đồng thời vừa buy usd/xxx vừa buy xxx/usd thì thông thường bạn sẽ win 1 cặp và loss 1 cặp, như vậy việc giao dịch này tạm coi là vô nghĩa. Còn nếu bạn phân tích và kiên quyết xác định có 2 cặp như vậy cùng tăng, thì giải pháp là hãy chọn cặp chéo của 2 đồng tiền đó để giao dịch, chứ không nên giao dịch cùng lúc 2 cặp... Nếu xác định đồng tiền USD giảm thì làm ngược lại nha...

Ví dụ: Bạn xác định EUR/USD sẽ tăng, đồng thời phân tích thấy USD/JPY cũng tăng, vậy hãy BUY EUR/JPY chứ đừng buy cả 2 cặp.

Một ví dụ khác với thị trường chứng khoán chẳng hạn, nếu bạn xác định vn-index sẽ tăng, vậy suy ra toàn thị trường cơ bản là đều tăng (tất nhiên sẽ có những mã chứng khoán sẽ đi ngược dòng, nhưng điều đó rất khó đoán và nó ẩn chứa nhiều rủi ro), như vậy nếu bạn giao dịch thuận theo xu hướng chung thì bạn sẽ tìm 1 mã nào đó để BUY, còn nếu bạn giao dịch ngược xu hướng thì bạn sẽ SELL 1 mã nào đó, chứ không nên vừa BUY 1 mã này đồng thời lại SELL 1 mã khác.

- Cần hiểu rõ nguyên tắc của các cặp tiền chéo: Đây là điều mà có thể các trader lâu năm cũng chưa từng để ý đến, có thể vì họ chỉ chuyên giao dịch các cặp chính, hoặc họ không chủ động tìm hiểu nên sẽ chưa biết.

Và nguyên tắc của các cặp tiền chéo chỉ gói gọn trong "cặp chữ" sau đây:

ĐỒNG BIẾN / NGHỊCH BIẾN

Diễn giải: 1 cặp tiền chéo có cấu trúc abc/xyz thì

- abc sẽ đồng biến với cặp tiền chính abc/usd hoặc nghịch biến với cặp tiền chính usd/abc
- xyz sẽ đồng biến với cặp tiền chính usd/xyz hoặc nghịch biến với cặp tiền chính xyz/usd

Vậy khi bạn chọn BUY abc/xyz NẾU BẠN LẤY CÁC CẶP TIỀN CHÍNH LÀM CƠ SỞ ĐỂ GIAO DỊCH thì bạn sẽ có các lựa chọn sau (với SELL thì ngược lại nha):
- abc/usd tăng (hoặc usd/abc giảm) và usd/xyz tăng (hoặc xyz/usd giảm)
- abc/usd TĂNG NHIỀU HƠN mức tăng của xyz/usd (hoặc usd/abc GIẢM NHIỀU HƠN mức giảm của usd/xyz)
- abd/usd GIẢM ÍT HƠN mức giảm của xyz/usd

Đọc qua thật là có hơi rắc rối phải ko, vậy mình ví dụ nhé:

Cặp EUR/GBP sẽ tăng nếu (giảm thì ngược lại nha):

- EUR/USD tăng và GBP/USD giảm (hoặc GBP/USD đi ngang)
- EUR/USD tăng nhiều hơn mức tăng GBP/USD
- EUR/USD giảm ít hơn mức giảm của GBP/USD
- EUR/USD đi ngang và GBP/USD giảm

Cặp CAD/JPY sẽ tăng nếu (giảm thì ngược lại nha):

- USD/JPY tăng và USD/CAD giảm (hoặc USD/CAD đi ngang)
- USD/CAD giảm nhiều hơn mức giảm của USD/JPY
- USD/JPY giảm ít hơn mức giảm của USD/CAD
- USD/JPY đi ngang và USD/CAD giảm

Cặp EUR/CHF sẽ tăng nếu (giảm thì ngược lại nha):

- EUR/USD tăng và USD/CHF tăng (hoặc USD/CHF đi ngang)
- EUR/USD tăng nhiều hơn mức giảm của USD/CHF
- EUR/USD giảm ít hơn mức tăng của USD/CHF
- EUR/USD đi ngang và USD/CHF tăng


- Nguyên lý về tính tương quan của các đồng tiền: Như đã đề cập ở trên, trong thị trường chung sẽ có những cặp tiền chạy mạnh và biên độ nhiều, có cặp chạy yếu và biên độ ít, có cặp tiền lại chạy ngược so với xu hướng của cả nhóm. Vậy chúng ta cần nắm rõ 1 nguyên lý nữa để lựa chọn cặp tiền giao dịch cho tối ưu, đó là:

MUA KHI NÓ MẠNH - BÁN KHI NÓ YẾU

Có thể tạm gọi toàn bộ 8 đồng tiền chính là 1 ... đoàn ngựa đang chạy đua với nhau, vậy chúng ta phải đặt cược chọn con ngựa nào mạnh mẽ nhất (BUY) và đang thuộc nhóm dẫn đầu cả đoàn. Và dĩ nhiên nếu định ... làm thịt 1 con (SELL) thì hãy chọn con yếu nhất.

Cũng cần lưu ý ở nguyên lý này là nói đến các ĐỒNG TIỀN, và từ đó suy ra các cặp tiền thì dựa vào vị trí của đồng tiền đó (ở tiền tố hay hậu tố - abc/xxx hay xxx/abc, rồi dùng nguyên tắc đồng biến / nghịch biến để xem xét)

Mình lấy ví dụ: 

- Đồng tiền EUR đang mạnh hơn đồng GBP thì hãy chọn buy EUR/USD hơn là chọn buy GBP/USD, khi sell thì chọn sell GBP/USD hơn là sell EUR/USD

- Đồng tiền EUR đang mạnh hơn đồng JPY thì hãy chọn buy EUR/USD hơn là chọn sell USD/JPY (vì JPY ở hậu tố nên ta đổi BUY JPY/USD thành SELL USD/JPY, tạm nói vậy cho chúng ta dễ hiểu nha)

- Đồng tiền CAD đang mạnh hơn đồng AUD thì hãy chọn sell USD/CAD hơn là chọn BUY AUD/USD

- Đồng tiền JPY đang mạnh hơn đồng CHF thì hãy chọn SELL USD/JPY hơn là SELL USD/CHF

Để nhận biết đồng tiền nào mạnh hơn khi so sánh tương quan sức mạnh tiền tệ, thì theo trường phái Phân Tích Cơ Bản họ sẽ xem xét đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế quốc gia đó. Còn theo Phân Tích Kỹ Thuật chúng ta chỉ cần nhìn biểu đồ giá là có thể đoán được. Ví dụ nhìn cặp tiền EUR/USD và GBP/USD trong cùng 1 khung thời gian nếu thấy biên độ tăng của EUR/USD nhiều hơn GBP/USD thì có thể tạm kết luận EUR đang mạnh hơn GBP tại khoảng thời gian xem xét và phân tích. Tuy nhiên để nắm rõ hơn về nó bạn cũng cần thêm các yếu tố khác nữa và quan trọng nhất là kinh nghiệm thực chiến theo thời gian thì nó sẽ dần sáng tỏ hơn.

Một điểm nữa cần lưu ý là không phải con ngựa đang ở nhóm dẫn đầu sẽ luôn ở vị trí đó cho tới đích, nó có thể sẽ mệt mỏi nửa chừng, hoặc gặp tai nạn bất chợt và tụt lại phía sau... Cũng vậy nếu EUR đang mạnh hơn GBP thì không chắc chắn được 100% bạn mua EUR/USD sẽ hơn là mua GBP/USD (hoặc bạn MUA cặp EUR/GBP), vì biết đâu sau khi bạn chọn nó lại có thể suy yếu đi... Tuy nhiên xác suất của việc 1 đồng tiền đang mạnh sẽ vẫn mạnh và mạnh hơn nữa là cao hơn... Do vậy chúng ta sẽ xác định trong forex mọi thứ vẫn chỉ là tương đối, không có gì là tuyệt đối cả, chỉ là chọn cái có xác suất cao hơn mà thôi.

Như vậy bài viết này mình đã chia sẻ những điều đáng lưu ý khi chọn cặp tiền giao dịch forex. Mong rằng nó sẽ hữu ích với bạn, và nếu bạn thấy nó cũng hữu ích cho bạn bè và các trader mới thì hãy chia sẻ bài viết để giúp chút gì đó cho họ nhé. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo

Trân trọng,
CaPhiLe.Com


No comments:

Post a Comment