Forex world

September 16, 2017

Cách Xác Định Chính Xác Xu Hướng

Cách Xác Định Chính Xác Xu Hướng chính là chìa khóa quan trọng giúp bạn mở ra cánh cửa đầu tiên trong việc tiếp cận với đường đi của giá.

Một trong ba tiên đề của Phân Tích Kỹ Thuật có nói rõ rằng "giá chuyển động theo xu hướng", vậy làm sao để xác định được xu hướng của giá? Hay nói chính xác hơn là tại 1 khung thời gian cụ thể (1 giai đoạn phân tích cụ thể) làm sao xác định chính xác xu hướng? Và sử dụng phương pháp nào để xác định xu hướng cho đúng?

Có thể bạn đã nghe qua rất nhiều cách để xác định chính xác 1 xu hướng, ví dụ như thông qua các chỉ báo kỹ thuật: Đường trung bình MA (Moving Averages), Bollinger Bands, Ichimoku, MACD, Parabolic SAR,... Tuy nhiên hôm nay mình xin chia sẻ với bạn 1 phương pháp rất đơn giản để xác định xu hướng chính xác, đó là phương pháp dùng ĐỈNH VÀ ĐÁY. Phương pháp này cũng không mới lạ gì, hầu như ai tìm hiểu về Phân Tích Kỹ Thuật (PTKT) cũng đều đã tiếp cận, nhưng trong bài viết này mình có đề cập đến 1 vài điểm mà có thể bạn chưa từng để ý hoặc chưa nghe nói tới.

Như bài viết trước mình đã đề cập, xu hướng chỉ có giá trị tạm thời, tức là khi nói tới xu hướng thì chúng ta chỉ nói tới 1 khung thời gian cụ thể thôi, vì mỗi khung thời gian lại có 1 xu hướng riêng (xem chi tiết tại đây: https://www.caphile.com/2017/09/xu-huong-va-thuyet-am-duong.html)

Cách xác định đơn giản như sau:

XU HƯỚNG TĂNG: Là trạng thái thị trường có giá biến động tạo thành các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũđáy mới cao hơn đáy cũ (đỉnh cũ và đáy cũ ở đây được hiểu là đỉnh và đáy gần với giá hiện tại nhất)



XU HƯỚNG GIẢM: Là trạng thái thị trường có giá biến động tạo thành các đáy mới thấp hơn đáy cũđỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ (đỉnh cũ và đáy cũ ở đây được hiểu là đỉnh và đáy gần với giá hiện tại nhất)



Giờ ta bắt đầu xem xét những điểm mới mẻ mà bạn có thể chưa từng để ý hoặc chưa nghe qua nhé

Ví dụ như 2 hình ảnh minh họa ở trên, nếu giá hiện tại đang ở điểm cuối của mũi tên sau cùng thì bạn sẽ nhận định xu hướng hiện tại đã thay đổi hay chưa? Với xu hướng tăng giá, thì giá đã phá vỡ đáy cũ rồi và đang quá trình tạo 1 đáy mới thấp hơn đáy này. Còn xu hướng giảm giá thì giá cũng đã tăng vượt qua đỉnh cũ và đang quá trình tạo 1 đỉnh mới cao hơn. Vậy tại đó làm sao biết xu hướng đang tăng hay là đang giảm? Làm sao biết xu hướng đã thay đổi hay chưa?

Để xác định chính xác điều này, hôm nay mình sẽ đưa ra 1 khái niệm đó là "Đỉnh Đáy Rõ Ràng" - Nó có những đặc điểm sau:

- Nó dùng để xác định chính xác xu hướng

- Nó có giá trị tương đương 1 ngưỡng cản (kháng cự/ hỗ trợ)

- Tại đó thường có khối lượng giao dịch - Tức là tại đó giá có phản ứng biểu hiện qua khối lượng

- Lưu ý 1 điều xuyên suốt quá trình xác lập đỉnh đáy và xu hướng của thị trường là: CHỈ XEM XÉT TRONG 1 KHUNG THỜI GIAN CỤ THỂ - Bởi vì mỗi khung thời gian có 1 xu hướng riêng. Còn việc phối đa khung thời gian để cho ra 1 kết quả phân tích cuối cùng là 1 bước sau khi bước xác định xu hướng này hoàn tất.

- Để dễ dàng nhất, hãy tập nhìn đỉnh đáy và xu hướng với cái nhìn đơn giản NHƯ NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Để diễn giải điều này chỉ có cách tốt nhất là thông qua các ví dụ sau đây:

Ví dụ về cặp forex EUR/USD hiện tại sau phiên đóng cửa cuối tuần này thì hôm nay (16/9/2017) tại khung thời gian M15 (15 phút) có giá như sau:


Nhìn vào biểu đồ giá, dễ dàng nhận thấy các điểm A, B, C, D, E, F, G, H là các Đỉnh Đáy Rõ Ràng, chính các điểm này tạo thành xu hướng của thị trường trong khung M15. Như vậy từ A tới C là xu hướng đi ngang, từ B tới F là xu hướng tăng giá, còn hiện tại theo bạn xu hướng là tăng, giảm hay là đi ngang?

Rất nhiều bạn sẽ nói ngay rằng xu hướng đã đảo chiều và hiện đang là xu hướng giảm giá. Tuy nhiên đây là 1 nhận định không chính xác, nói đúng hơn xác định xu hướng đã chuyển qua giảm là SAI. Chính xác xu hướng hiện tại là xu hướng ĐI NGANG, bởi vì giá sau khi tạo đỉnh F thì đã tạo thành đáy G nhưng đáy G chỉ ngang bằng với đáy cũ (gần nhất) là đáy E, sau đó lại tạo thành đỉnh H thấp hơn đỉnh F. Vậy quay về khái niệm xu hướng giảm là phải thỏa mãn 2 điều kiện là tạo thành các đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ và đáy mới thấp hơn đáy cũ. Với diễn biến hiện tại chỉ có 1 điều kiện thỏa mãn là đỉnh mới H thấp hơn đỉnh cũ F, còn đáy mới G chỉ ngang bằng với đáy cũ E chứ chưa phải là thấp hơn, còn đáy K tại giá đang diễn ra chưa được hoàn tất nên chưa biết nó có thấp hơn đáy G hay không. Do vậy xu hướng giảm chưa hề được xác lập mà hiện tại chỉ là chuyển từ Uptrend (tăng) thành Sideway (đi ngang) mà thôi.

Lật lại vấn đề, nếu bạn lại nói rằng đáy G đã thấp hơn đáy Q (gần hơn là đáy E) thì sao? Mình xin trả lời rằng đáy Q với khung thời gian đang xem xét là M15 sẽ không có nhiều giá trị bởi vì nó không phải là một "ĐÁY RÕ RÀNG", nó chỉ là 1 sự nhiễu động của giá trong quá trình giá chạy từ đáy E lên tới đỉnh F mà  thôi, vì tại Q khối lượng giao dịch không hề có sự gia tăng mạnh mẽ. Trong trường hợp chiếu qua khung thời gian nhỏ hơn như M5 thì đáy Q là 1 "đáy rõ ràng" và nó sẽ có giá trị trong việc xác định xu hướng của khung M5.

Tương tự như Q, thì tại đỉnh P cũng không có giá trị xem xét xu hướng của khung M15 đang phân tích. Do vậy việc giá tăng từ G lên H dù có vượt qua đỉnh P thì cũng không thể kết luận xu hướng đã tiếp tục tăng trở lại được do đỉnh P cũng không phải là 1 "đỉnh rõ ràng"

Tóm lại, với ví dụ này, có thể kết luận ngay và chính xác rằng: Tại khung M15 của cặp EU hiện tại là xu hướng đi ngang (sideway). Nếu giá giảm phá xuống qua đáy G một cách rõ ràng (phải loại bỏ độ nhiễu đi) thì xu hướng giảm giá chính thức được xác lập. Nếu giá tăng vượt đỉnh H nhưng vẫn chưa vượt quá đỉnh F thì xu hướng đi ngang vẫn còn nguyên (vì khi đó đỉnh H không phải là 1 đỉnh rõ ràng). Còn nếu giá tăng vượt đỉnh F thì xu hướng tăng tiếp tục được xác lập.

Như vậy với việc xác định xu hướng của cặp EUR/USD này là xu hướng đi ngang thì chúng ta sẽ ưu tiên Mua hay Bán? Điều này tùy thuộc vào phong cách giao dịch của bạn, nếu bạn là người giao dịch thuận xu hướng thì tại xu hướng đi ngang bạn sẽ xem xét thêm xu hướng trước đó (trước khi đi ngang là xu hướng tăng hay giảm), tại ví dụ này đang là xu hướng đi ngang trong thế tăng (up) vậy sẽ ưu tiên Mua. Ngược lại bạn thích giao dịch ngược xu hướng thì bạn sẽ canh Bán. Tất nhiên đây chỉ là ưu tiên xem xét, còn việc quyết định vào lệnh thế nào bạn sẽ cần phải dựa trên các yếu tố khác của system mà bạn thiết lập cũng như phối hợp thêm đa khung giờ nữa rồi mới đi đến quyết định cuối cùng là có vào lệnh hay không và vào lệnh mua hay bán...

Ví dụ khác là cặp GOLD (Vàng) có biểu đồ giá như dưới đây, hiện tại đang là xu hướng đi ngang trong thế giảm (Sideway) ở khung thời gian H1:



Tóm lại, khi xác định chính xác xu hướng, thì bạn sẽ có cái nhìn đúng hơn về thị trường, để từ đó có những cơ sở cho việc quyết định ra vào lệnh giao dịch.

Trên đây là cách xác định xu hướng thị trường mà bản thân mình đã, đang và sẽ luôn áp dụng nó trong suốt cuộc Hành Trình Forex. Mong nhận được nhiều chia sẻ và góp ý xây dựng từ bạn đọc. Hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo.

Trân trọng,
CaPhiLe.Com

4 comments:

  1. Cách xác định chuẩn xu hướng nhưng mình có 01 góp ý nhỏ, không phải là phản biện nhé. Ý mình là cần thêm 01 phần xác định xu hướng dài của giá trong khung thời gian cao hơn để xác định rõ ràng xu hướng chung là gì, từ đó có nhận định cho giá khi chạm vào vùng hỗ trợ hay kháng cự, giá sẽ đảo chiều trở lại hay giá sẽ vượt qua luôn để tiến tới 01 vùng kháng cự, hoặc hỗ trợ mới.
    Ví dụ tại hình 2, xu hướng chung của d1 đang là giám và hiện đang cắt đường trung bình, thì sẽ có 02 hướng có thể xảy ra. một là giá đáo chiều và tăng theo xu hướng chung, hai là giá đi xuống và tiếp diễn 01 xu hướng giảm. Thì tại thời điểm này tại các khung thời gian nhỏ hơn. Nếu đảo chiều tăng, giá sẽ đi ngược lại để theo hướng tăng (hoặc giá sẽ vượt qua luôn vùng hỗ trợ đó và quay đầu đi thẳng lên luôn) và mốc đến tạm thời là cản ở trên. nhưng nếu giảm. giá sẽ vượt qua và quay lại test tại vùng hỗ trợ này để tiếp tục đi xuống vùng hỗ trợ ở dưới.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dạ, bạn nói chính xác ạ. Mình cũng nói rõ là xác định chính xác xu hướng TRONG 1 KHUNG THỜI GIAN CỤ THỂ. Vậy khi áp dụng thì phải kết hợp thêm việc xác định xu hướng của khung lớn hơn (phối đa khung như đã đề cập trong bài viết) sau đó mới có cái nhìn tổng thể về xu hướng chính để giao dịch, sau đó còn kết hợp các yếu tố khác nữa mới ra đến quyết định vào lệnh thế nào.

      Cảm ơn bạn đã góp ý, và mong tiếp tục nhận được những chia sẻ quý báu của bạn ở các bài viết tiếp theo

      Delete
  2. Cảm ơn anh đã chia sẽ rất cụ thể và giải thích kỹ chi tiết

    ReplyDelete